Trẻ chưa rụng rốn làm sao đóng bỉm cho bé?
650 views

Khi con bạn chưa rụng rốn, việc đóng bỉm thật sự không dễ dàng vì có thể ảnh hưởng đến rốn của bé, việc đóng bỉm sai có thể làm bé nhiễm trùng. Vì vậy hãy đọc thông tin bên dưới để có cách đóng bỉm cho bé hợp lý và an toàn nhé mẹ

Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra sẽ được cắt dây rốn và kẹp lại một đoạn cuống rốn 2-3cm nối với bụng. Vì thế, khi chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt cần chú ý phần cuống rốn, luôn vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm trùng rốn cho đến khi rụng. 

Theo đó, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng từ 5-15 ngày sau khi bé chào đời. Cuống rốn ban đầu sẽ có màu vàng nhạt rồi chuyển sang nâu đen và sẽ rụng một cách tự nhiên.

Tìm hiểu về các loại bỉm quần: https://vn.moony.com/vi/products/ta-quan.html

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cần được giữ khô ráo. Quá trình chăm sóc vệ sinh cho trẻ người lớn cũng cần phải rửa tay trước và sau khi thay tã cho bé. Tuyệt đối không dùng tay để sờ vào cuống rốn của bé. 

Hơn nữa, để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ngăn nhiễm trùng bố mẹ nên mặc đồ thông thoáng cho bé để đảm bảo croons nhanh khô. Và thường xuyên kiểm tra băng rốn của bé xem có gì bất thường không để kịp thời xử lý. 

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn mẹ nên biết:

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn mẹ nên biết:

Chuẩn bị đồ thay bỉm/tã: Với trẻ sơ sinh khi thay tã chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như bỉm, tấm vải lót, khăn sạch, giấy hoặc khăn ướt và kem chống hăm. 

Loading...

Thay bỉm/tã cho bé: Trước tiên, khi thay bỉm/tã cho bé cần rửa tay sạch và lau khô. Sau đó, để trẻ có sự chuẩn bị, bố mẹ có thể trò chuyện, cưng bé nhẹ nhàng và cởi bỉm/tã bẩn. Trường hợp bỉm/tã bé tè ướt hoặc ị ra bạn có thể dùng ngay tã đó để lau sạch rồi rút ra. Lưu ý để xa tầm tay của trẻ. 

Vệ sinh cho bé: 

Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, bố mẹ cần dùng bông băng thấm nước sôi để nguội lau sạch vùng rốn cho bé. Rồi tiếp theo lấy khăn sạch thấm khô. Trong quá trình vệ sinh lưu ý không để ướt rốn của bé. Sử dụng cồn 70 độ để sát trùng vùng da xung quanh rốn của trẻ.

Với bé trai: Dùng khăn phủ lên vùng kín của bé, để tránh bé tè ngược tràn ra ngoài hoặc bắn lên mặt. Lau xung quanh vùng kín của bé. Ở những bé trai có nhiều bé phải cắt bao quy đầu thì cần vệ sinh theo hướng dẫn của trẻ. 

Với bé gái: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé. Chú ý lau từ trước ra sau để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn. Sau đó gập khăn lại dùng phần khăn sạch lau kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên và lau sạch phần mông. 

Mặc bỉm/tã cho bé: 

Trước khi mặc bỉm bố mẹ có thể thoa cho bé một lớp kem chống hăm mỏng. Khi mặc bỉm/tã hãy kéo bẻ gập phần lưng của miếng tã xuống để rốn thông thoáng sẽ nhanh lành và hạn chế tình trạng dính nước tiểu hay nhiễm trùng rốn. 

Một số lưu ý khi thay bỉm/tã cho bé

Để trẻ không bị hăm tã bố mẹ cũng cần lưu ý về thời điểm thay tã cho trẻ sơ sinh nên nhớ:

Thay ngay sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Trẻ sơ sinh ở những tháng đầu cần thay bỉm cứ mỗi 2-3 giờ, khi trẻ lớn hơn có thể tăng tần suất thay bỉm/tã lên 3-4 tiếng.

Ngoài ra, trong quá chọn bỉm/tã cho bé bố mẹ cũng cần quan tâm đến size phù hợp với cân nặng cho bé. Thời gian thay bỉm thường là khoảng 25 giây mỗi lần. Bỉm không quá dày sẽ giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và không bị hằn đỏ phần bụng và đùi của bé. 

Hiện nay thay vì dùng các loại tã vải thì tã dán, tã quần (bỉm) được sử dụng khá phổ biến với ưu điểm thấm hút tốt, sạch sẽ, bé cảm giác thoải mái và chống tràn. Đặc biệt là vào ban đêm, bố mẹ không phải thường xuyên thức giấc thay tã cho bé. Bỉm thường thích hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên còn tã dán thường dùng cho trẻ 1-2 tháng.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị. Tham khảo thêm các loại bỉm tại đây

Loading...

Liên kết: lich thi dau ngoai hang Anh | ket qua ngoai hang Anh | bang xep hang ngoai hang Anh, XSMB